- Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ quy định về khổ giới hạn của phương tiện tham gia giao thông như sau:
+ Chiều dài không quá 20 mét hoặc không quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ xe;
+ Chiều rộng không quá 2,5 mét;
+ Chiều cao tính từ mặt đường trở lên không quá 4,2 mét (trừ xe chở container).
Xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép nêu trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.
- Trường hợp lưu hành phương tiện vượt quá khổ giới hạn của đường bộ thì chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành xe trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ (Khoản 3 Điều 8, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Trường hợp xe của bạn là xe chuyên dùng và có chở hàng hóa thì chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét. (Khoản 3 Điều 18 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT).
- Tại Điểm c Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Như vậy, bạn Nguyễn Thanh Hương có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để chấp hành đảm bảo lưu thông an toàn cho người và phương tiện.