Giới thiệu văn bản mới

Bộ Công an ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BCA quy định về giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, chức danh, định biên thuyền viên trên phương tiện thủy và đào tạo, thi, cấp chứng chỉ lái xuồng máy Công an nhân dân; có hiệu lực thi hành từ ngày 26/5/2025.
Bộ Công an vừa mới dự thảo xong Luật Dẫn độ, dự kiến trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV gồm 05 chương và 45 điều. So với Luật Tương trợ tư pháp (TTTP), trong lĩnh vực dẫn độ, dự thảo Luật có bổ sung nhiều điểm mới, trong đó có quy định về “Dẫn độ từ nước ngoài về Việt Nam”.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025 đã đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với một số tội danh và một số hành vi để đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế. Trong đó có tội phạm về môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025, đề xuất tăng hình phạt tù có thời hạn từ 20 năm lên 30 năm với một số tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.
Luật Tương trợ tư pháp (Luật TTTP) được Quốc hội khóa XII thông qua tại Kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007, có hiệu lực kể từ 01/7/2008. Trong đó, hoạt động dẫn độ được quy định tại Chương IV (từ Điều 32 đến Điều 48) và một số quy định tại Chương I, Chương VI. Tuy vậy, cùng với những yêu cầu mới phát sinh của quá trình hội nhập quốc tế, yêu cầu của hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Luật TTTP đã bộc lộ những hạn chế bất cập cần được tháo gỡ, giải quyết. Chính vì vậy, thực tiễn công tác dẫn độ đặt ra yêu cầu cần thiết là phải xây dựng một Luật mới quy định về dẫn độ (Luật Dẫn độ).
Sau 07 năm triển khai thi hành, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự hiện hành đã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của tình hình kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, tinh gọn tổ chức và nâng cao hiệu lực quản lý, Luật hiện hành đang bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp, phát sinh những vấn đề mới cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác điều tra hình sự. Do vậy, việc ban hành Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) là cần thiết. Dự thảo Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn.