Dự thảo Thông tư được xây dựng dựa trên các đánh giá tác động về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm tính khả thi trong việc triển khai thực hiện, đảm bảo điều kiện nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH đạt hiệu quả; đồng thời để phù hợp với các chính sách pháp luật mới được quy định trong Luật PCCC và CNCH như quy định về phân cấp quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH; bổ sung những quy định để khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc triển khai thực hiện quy định trang bị phương tiện PCCC và CNCH cho 01 đội PCCC và CNCH chuyên ngành, cơ sở và dân phòng.
|
Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập, sử dụng phương tiện PCCC và CNCH đã trang bị. |
Theo đó, dự thảo Thông tư gồm 03 chương với 14 điều và 11 phụ lục; quy định về phân cấp quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
Dự thảo thông tư quy định cụ thể danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội dân phòng; danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội PCCC và CNCH chuyên ngành; kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện PCCC và CNCH cho Đội dân phòng, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội dân phòng
Về danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội dân phòng, dự thảo Thông tư quy định cụ thể:
1. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho 01 Đội dân phòng theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Căn cứ đặc điểm địa bàn, yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng dân phòng.
2. Căn cứ danh mục phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu cần trang bị, thực hiện mua sắm, trang bị phương tiện PCCC và CNCH cho đội dân phòng theo quy định, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý phương tiện PCCC và CNCH được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quyết định loại, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho từng thành viên sử dụng và cho Đội dân phòng sử dụng chung.
Danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng quy định danh mục, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành
1. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị cho 01 Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục, tiêu chuẩn, định mức trang bị cho 01 Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở được trang bị phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì việc trang bị loại, số lượng phương tiện PCCC và CNCH trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động và yêu cầu về PCCC và CNCH tại cơ sở để xem xét, quyết định số lượng phương tiện PCCC và CNCH trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bảo đảm theo khoản 1 và khoản 2 Điều này; xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại phương tiện PCCC và CNCH cho các chức danh của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH.
5. Ngoài danh mục phương tiện PCCC và CNCH quy định tại Thông tư này, căn cứ đặc điểm của cơ sở có thể trang bị thêm phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về phương tiện PCCC và CNCH theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Tổ chức cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong cơ quan, tổ chức, cơ sở học tập, sử dụng phương tiện PCCC và CNCH đã trang bị.
4. Phân công người làm công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
5. Thống kê, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
6. Kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
7. Bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC và CNCH.
Toàn văn dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến của nhân dân trong thời gian 60 ngày. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể xem toàn văn dự thảo và tham gia đóng góp ý kiến chi tiết tại đây.