Tham dự phiên họp có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng và đại diện một số bộ, ngành, thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ...
|
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc chủ trì cuộc họp. |
Trình bày Báo cáo tóm tắt tại cuộc họp, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, căn cứ Thông báo kết luận số 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, đề nghị các đơn vị nghiên cứu kinh nghiệm của Bộ Công an về triển khai Đề án 06, xây dựng Đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm kết nối với Đề án 06 trong nửa đầu năm 2024.
|
Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát QLHC về TTXH trình bày báo cáo tóm tắt tại cuộc họp. |
Tại cuộc họp, Thư ký Tổ Công tác đề nghị các đại biểu thảo luận cho ý kiến về lộ trình thực hiện đối 60 nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của 18 bộ, ngành cần thực hiện để thúc đẩy, số hóa tạo lập dữ liệu, đồng bộ dữ liệu, hoàn thiện pháp lý, hạ tầng…với một số mục tiêu, tiện ích cốt lõi phục vụ chuyển đổi số quốc gia cần khẩn trương triển khai, gồm: Định danh tàu thuyền trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử; Xây dựng địa chỉ số gắn với tọa độ; Đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 18 chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ trên nền tảng thương mại điện tử; Xây dựng Sàn giao dịch việc làm; Phát triển du lịch thông minh; Phát triển kinh tế đêm; Xây dựng Sàn thương mại điện tử, gắn với sản phẩm nông nghiệp, đặc sản vùng miền; Xây dựng Sàn giao dịch bất động sản; Phát triển ngành ngân hàng; Phát triển nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo; Với các địa phương lựa chọn triển khai các mô hình điểm về thủ tục hành chính tại các tỉnh, thành phố có đảo.
Để đảm bảo việc triển khai đạt hiệu quả Luật căn cước 2023 trong thời gian tới, đặc biệt là tích hợp 5 giấy tờ vào căn cước (gồm CMND (9 số và 12 số), Căn cước công dân (mã vạch và gắn chip) và thẻ Căn cước); tích hợp dữ liệu của 13 bộ, ngành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có lộ trình hoàn thành đồng bộ với những dữ liệu đã có từ 1/7/2024, Thư ký Tổ công tác đề xuất Bộ Tư pháp đồng bộ dữ liệu khai sinh, đăng ký kết hôn - ly hôn; Bộ Giao thông Vận tải làm sạch và đồng bộ Giấy phép lái xe; Bảo hiểm xã hội Việt Nam cập nhật đầy đủ kịp thời các thay đổi để phục vụ tích hợp Bảo hiểm y tế, sổ sức khỏe (hiện nay, Bộ Tư pháp đã đồng bộ được 6.816/50.373 (đạt 13,5%) trường hợp thông tin cải chính và số hóa được trên 17 triệu dữ liệu hộ tịch trên nền tảng dân cư).
|
Toàn cảnh cuộc họp. |
Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát hạ tầng, dữ liệu, giải pháp số hóa các trường thông tin số điện thoại của công dân; Bộ Tài chính rà soát tình hình hạ tầng, dữ liệu, giải pháp số hóa các trường thông tin: tiền lương tiền công, người đại diện hộ kinh doanh, hoạt động kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông tin thuế công dân, người phụ thuộc. Bộ Tư pháp rà soát hạ tầng, dữ liệu, giải pháp số hóa các trường thông tin: thông tin giấy khai sinh, giấy khai tử, đăng ký kết hôn, thôi quốc tịch, phiếu lý lịch tư pháp; cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng: ưu tiên thực hiện việc đồng bộ các trường thông tin sẵn có; rà soát các dữ liệu chưa có, đề xuất lộ trình thực hiện, và các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện...
|
|
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận, rà soát tiến độ các mặt công tác, đồng thời đưa ra giải pháp để thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ đạt tiến độ, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra. |
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, đồng chí Thứ trưởng đề nghị các Bộ, ngành xác định tính cấp bách, khẩn trương trong thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, chuyển đổi số và triển khai Luật Căn cước; xây dựng lộ trình hoàn thành tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, thống nhất đưa vào đề xuất trình Chính phủ...