|
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại buổi làm việc. |
Sau 01 năm triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt nhiều kết quả tích cực, nổi bật: Đã thu thập, cập nhật, làm sạch 656.251 dữ liệu dân cư (đạt 100%); bổ sung, làm sạch thông tin nội ngành, ngoại ngành. Hiện nay toàn tỉnh đã thu nhận được 469.249 hồ sơ CCCD, đạt 98,5%; thu nhận 241.977 hồ sơ định danh điện tử (đạt 50,6%), được phê duyệt 215.019 tài khoản, kích hoạt 41.259 tài khoản. Từ ngày 20/6/2022 đã hợp nhất Cổng dịch vụ công với hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, thành, chính thức kết nối hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tỉnh gồm 1.088 tài khoản người dùng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đến nay đã gửi 27.215 yêu cầu xác thực thông tin công dân. Đồng thời, triển khai 23/25 dịch vụ thiết yếu trên Cổng dịch vụ công (mức độ 4: 15 thủ tục; mức độ 3: 8 thủ tục; mức độ 2: 2 thủ tục), tiếp nhận, giải quyết 192.865 hồ sơ, trực tuyến 113.011 hồ sơ (đạt 59%; riêng lĩnh vực đăng ký cư trú của lực lượng Công an xã tỷ lệ tiếp nhận đạt 100%)...
Tại buổi làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo, tổ công tác đã tập trung thảo luận, bàn giải pháp khắc phục khó khăn, tồn tại trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đánh giá cao kết quả thực hiện Đề án 06 của tỉnh Điện Biên trong năm 2022.
Đồng chí Thứ trưởng đề nghị, năm 2023, tỉnh Điện Biên phải quyết tâm cao trong thực hiện hiệu quả Đề án 06, toàn bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và gia đình sử dụng tối đa dịch vụ công trực tuyến, nắm rõ có bao nhiêu dịch vụ công trực tuyến đang sử dụng, hiểu được những quyền lợi khi sử dụng dịch vụ công. Đối với những điểm bị nghẽn về điện, đường truyền internet thì phải triển khai thực hiện theo điểm tập trung tại các thôn bản, trung tâm xã đã có điện và internet; trang cấp cho toàn dân tài khoản định danh điện tử, tài khoản thanh toán, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là các hộ chính sách. Bên cạnh đó, UBND tỉnh phải tập trung kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án 06 và tổ công tác 3 cấp, hoạt động theo yêu cầu của công việc theo lộ trình, khắc phục những cái thiếu và phát huy những nội dung đã hoàn thành. Tổ công tác của tỉnh phải đáp ứng và giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc và kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện tại 3 cấp; đối với các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền Trung ương, tổ công tác phải chủ động liên hệ với cơ quan thường trực là các tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ để được hỗ trợ; nghiên cứu các mô hình đã được giới thiệu ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Nam… Phấn đấu bắt kịp tiến bộ thực hiện đề án 06 của Chính phủ, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.