Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nguy cơ cháy, nổ trên địa bàn cả nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, làm ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư và đời sống nhân dân. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra 77 vụ cháy, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 15 vụ cháy. Trước tình hình trên, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng có nguy cơ cháy, nổ trong điều kiện tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay, nhằm ngăn chặn, giảm thiểu số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu vừa có Công văn chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương về tăng cường công tác PCCC tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, kho hàng có nguy cơ cháy, nổ trên địa bàn tỉnh.
 |
Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Bạc Liêu kiểm tra công tác PCCC tại Khu công nghiệp. |
Theo đó, Công an các đơn vị, địa phương tập trung tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng và đánh giá điều kiện công tác PCCC đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, kho hàng có sử dụng hóa chất độc hại, hóa chất nguy hiểm, các loại hình cơ sở sản xuất, kho hàng xây dựng tạm, các kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, đặc biệt là các cơ sở nằm trong khu công nghiệp và cơ sở sản xuất, kho hàng có nguy hiểm về cháy, nổ nằm trong khu dân cư, nơi đông người không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC để kịp thời tham mưu, đề xuất chính quyền các cấp có phương án các cơ sở sản xuất, kho hàng có nguy hiểm cháy, nổ ra khỏi khu dân cư, khu tập trung đông người. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc quản lý, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng an toàn điện và các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong phạm vi quản lý. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, kịp thời phát hiện, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở và xử ỉý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn PCCC. Xác định và làm rõ trách nhiệm của chủ cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn PCCC.
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, nhất là các biện pháp thoát nạn, cứu người để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân biết, tự giác thực hiện. Đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trong đó tập trung tuyên truyền sâu, rộng cho các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, khu dân cư, tổ dân phố, hộ gia đình. Duy trì và đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu; chuẩn bị đảm bảo lực lượng, phương tiện, tiếp nhận thông tin, huy động nhanh nhất lực lượng, phương tiện để tiếp cận đám cháy, kịp thời cứu người, cứu tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra. Tổ chức điều tra, xác minh nguyên xảy ra các vụ cháy, nổ; đối với những vụ cháy, nổ gây ra, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, PCCC cơ sở. Đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia PCCC, xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến ở khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp trong công tác PCCC ở cơ sở, với phương châm 4 tại chỗ...