Từ ngày 31/3/2023, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tạm dừng hoạt động của thuê bao nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân sau khi đối soát thông tin với cơ sở dữ liệu dân cư và có thông báo đến khách hàng. Lợi dụng vấn đề trên, các đối tượng xấu gia tăng các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời gian vừa qua có tới 52/63 địa phương xảy ra vụ việc nhiều đối tượng giả danh cán bộ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC và CNCH nhằm trục lợi.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một số đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn mạo danh là giáo viên hoặc nhân viên bệnh viện liên hệ trực tiếp các bậc phụ huynh báo tin về việc học sinh, người nhà bị tai nạn, đang được nhập viện cấp cứu tại một số bệnh viện, yêu cầu phải chuyển tiền nhanh để đóng viện phí.
Lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, các đối tượng xấu đã lập những trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng Công an để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Vừa qua, Công an Đắk Lắk điều tra làm rõ, bắt giữ một đối tượng chuyên lừa ủng hộ tiền công đức cho các nhà chùa để chiếm đoạt tài sản. Đây là thủ đoạn lừa đảo mới, người dân cần nêu cao cảnh giác.
Thời gian qua, lực lượng Công an liên tiếp phát hiện, triệt phá thành công nhiều đường dây đánh bạc, cá độ bóng đá qua mạng với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng; cho thấy, tội phạm cá độ trên không gian mạng có xu hướng diễn biến phức tạp, nhất là trước thềm World Cup 2022. Trước tình hình trên, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trao đổi một số thông tin cảnh báo đối với loại tội phạm này.
Vì thiếu thông tin, lại quá nhẹ dạ, cả tin, thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng đã dính “bẫy” bởi chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ, lương cao”. Nhiều người trong số những nạn nhân đó đã may mắn được các lực lượng chức năng của Việt Nam và Campuchia giải cứu cũng như được gia đình bỏ tiền chuộc. Sau khi trở về Việt Nam, họ đã đến cơ quan Công an trình báo và lên án hành vi lừa đảo của các đối tượng.
Thời gian gần đây, qua theo dõi, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Ninh nhận thấy có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và thậm chí bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.
Trước tình trạng người dân bị lừa sang Campuchia lao động, làm “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng… Bộ Công an thông tin như sau:
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cảnh báo dạng ma túy mới núp bóng thực phẩm chức năng và đồ uống, tác hại của ma túy và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về ma túy.