Các đại biểu, nhà khoa học tham luận rất sâu sắc, tâm huyết về vấn đề bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

07/06/2023
Lượt xem: 2413
Hội thảo khoa học quốc gia "Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; nhìn lại 10 năm qua và dự báo bối cảnh tình hình đến năm 2030, tầm nhìn 2045” được tổ chức vào sáng nay, 07/6/2023, tại Hà Nội là dịp để các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, thống nhất nhận thức về tính cấp bách trong việc tham mưu với Đảng đề ra và xác định chính xác tầm nhìn mới, tư duy mới, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết mới trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức, Hội thảo đã nhận được 78 báo cáo khoa học và tại cuộc Hội thảo, các đại biểu tập trung đánh giá, dự báo tình hình thế giới và trong nước từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và kiến nghị, đề xuất nhiều quan điểm, cách làm hay, giải pháp hữu ích, có tính khả thi cao phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đây cũng là những nội dung tham luận rất sâu sắc, tâm huyết của các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu xung quanh chủ đề này. 
 

Với chủ đề “Quan điểm của Đảng ta về Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và một số yêu cầu đặt ra”, tham luận của PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương khẳng định kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” được hình thành và đúc kết trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương thức giữ nước ở mọi thời đại. Theo đồng chí Vũ Văn Phúc, quan điểm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy cần phải được triển khai đồng bộ trên 9 mặt công tác. Trong đó, cần xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới… Từ đó, tham luận đã đặt ra 11 vấn đề trọng tâm để chủ động bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “từ sớm, từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong tình hình mới.
Với chủ đề “Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và một số yêu cầu đặt ra”, tham luận của PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương khẳng định kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” được hình thành và đúc kết trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương thức giữ nước ở mọi thời đại. Theo đồng chí Vũ Văn Phúc, quan điểm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy cần phải được triển khai đồng bộ trên 09 mặt công tác. Trong đó, cần xây dựng đất nước vững mạnh về mọi mặt, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới… Từ đó, tham luận đã đặt ra 11 vấn đề trọng tâm để chủ động bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa “từ sớm, từ xa”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong tình hình mới.

 

Tham luận của Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương đề cập đến chủ đề “Định hướng xây dựng, phát triển lý luận của lực lượng Công an nhân dân về Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước khi nước chưa nguy”. Theo Thượng tướng Nguyễn Vă Thành, “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa, giữ nước từ khi nước chưa lâm nguy” là quan điểm mang tính chiến lược được Đảng ta kế thừa từ bài học kinh nghiệm lịch sử trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước; đã phải trả bằng máu xương của bao thế hệ cha, ông. Thực tiễn xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý, đất nước chỉ có thể ổn định phát triển và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn trên cơ sở tinh thần tích cực chủ động bảo vệ Tổ quốc vững chắc, toàn vẹn trên cơ sở tinh thần tích cực chủ động bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng, các giai tầng trong xã hội…   Kế thừa bài học lịch sử và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cùng các bài học kinh nghiệm trên thế giới, nhận thức của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa đã được bổ sung, phát triển, hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn, cũng như yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng như Nghị quyết về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Bộ Chính trị (năm 1988), Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới năm 2013; Nghị quyết 24 -NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam…  Xuất phát từ tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và để chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã gợi mở 5 vấn đề trọng tâm đối với Bộ Công an. Trong đó, nhấn mạnh việc xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận trong thời kỳ mới, trong đó có lý luận “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ nước từ khi nước chưa nguy”; nâng cao chất lượng công tác tư vấn, tham mưu về xây dựng phát triển hoàn thiện lý luận về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…
Tham luận của Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương đề cập đến chủ đề “Định hướng xây dựng, phát triển lý luận của lực lượng Công an nhân dân về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước khi nước chưa nguy”. Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy” là quan điểm mang tính chiến lược được Đảng ta kế thừa từ bài học kinh nghiệm lịch sử trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước; đã phải trả bằng máu xương của bao thế hệ cha, ông. Thực tiễn xây dựng đất nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý, đất nước chỉ có thể ổn định phát triển và bảo vệ vững chắc, toàn vẹn trên cơ sở tinh thần tích cực chủ động bảo vệ Tổ quốc vững chắc, toàn vẹn trên cơ sở tinh thần tích cực chủ động bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng, các giai tầng trong xã hội… Kế thừa bài học lịch sử và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cùng các bài học kinh nghiệm trên thế giới, nhận thức của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa đã được bổ sung, phát triển, hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn, cũng như yêu cầu trong từng giai đoạn cách mạng như Nghị quyết về bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Bộ Chính trị (năm 1988), Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới năm 2013; Nghị quyết số 24 -NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam… Xuất phát từ tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và để chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã gợi mở 05 vấn đề trọng tâm đối với Bộ Công an. Trong đó, nhấn mạnh việc xác định vai trò, tầm quan trọng của công tác lý luận thời kỳ mới, trong đó có lý luận “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy”; nâng cao chất lượng công tác tư vấn, tham mưu về xây dựng phát triển hoàn thiện lý luận về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới…

 

Tham luận của PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, Nguyên viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ liên quan về quan điểm “Bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa”; quan điểm về việc “giữ nước”  và “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy dưới góc nhìn văn hoá”. PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng cho rằng: Văn hoá giữ nước của dân tộc Việt Nam là toàn bộ hệ giá trị tư tưởng chính nghĩa, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi quân thù cùng với hệ giá trị tri thức và kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn chiến đấu, khoa học và nghệ thuật tổ chức, thực hiện chiến lược, kế sách giành thắng lợi trong chiến tranh vệ quốc trên các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh và kinh tế… nhằm mục đích làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn môi trường hoà bình, bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc trong các tiến trình lịch sử.   Theo đồng chí để “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; giữ gìn nước từ khi nước chưa nguy”, ở trong nước phải chú ý quan tâm tới xây dựng, phát triển giá trị sức mạnh nội sinh; đào tạo và trọng dụng người hiền tài, nguyên khí quốc gia; giáo dục truyền thống cho lớp trẻ, đặc biệt là lịch sử. Cùng với đó, xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường về kinh tế và quân sự, quốc phòng, an ninh… Mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng bạn, bớt thù; nâng cao lập trường chính nghĩa, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường cùng tinh thần độc lập tự do…
Tham luận của PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã làm rõ một số khái niệm và thuật ngữ liên quan về quan điểm “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”; quan điểm về việc “giữ nước” và “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy dưới góc nhìn văn hoá”. PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng cho rằng: Văn hoá giữ nước của dân tộc Việt Nam là toàn bộ hệ giá trị tư tưởng chính nghĩa, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi quân thù cùng với hệ giá trị tri thức và kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn chiến đấu, khoa học và nghệ thuật tổ chức, thực hiện chiến lược, kế sách giành thắng lợi trong chiến tranh vệ quốc trên các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao, an ninh và kinh tế… nhằm mục đích làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn môi trường hoà bình, bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của dân tộc trong các tiến trình lịch sử. Theo đồng chí để “Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy”, ở trong nước phải chú ý quan tâm tới xây dựng, phát triển giá trị sức mạnh nội sinh; đào tạo và trọng dụng người hiền tài, nguyên khí quốc gia; giáo dục truyền thống cho lớp trẻ, đặc biệt là lịch sử. Cùng với đó, xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường về kinh tế và quân sự, quốc phòng, an ninh… Mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng bạn, bớt thù; nâng cao lập trường chính nghĩa, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường cùng tinh thần độc lập tự do…

 

Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng cho rằng việc vận dụng tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá các chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước phù hợp với tình hình mới của đất nước; phát huy vai trò các chủ thể trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; bảo đảm mục đích trong xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng; xác định rõ các nội dung và yêu cầu của thi đua yêu nước. Đồng thời, bảo đảm phương châm và biện pháp thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả…
Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Bạo, Giám đốc Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng cho rằng, việc vận dụng tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hoá các chỉ dẫn quý báu của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước phù hợp với tình hình mới của đất nước; phát huy vai trò các chủ thể trong tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; bảo đảm mục đích trong xây dựng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, hành động cách mạng; xác định rõ các nội dung và yêu cầu của thi đua yêu nước. Đồng thời, bảo đảm phương châm và biện pháp thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả…

 

Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc Phòng, Bộ Quốc Phòng tham luận với chủ đề “Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đoàn kết hiệp đồng chiếu đấu trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Nhấn mạnh, thực tiễn trong chiến tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và Bác Hồ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã phát huy thế mạnh của từng lực lượng, phối hợp hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ trên tất cả các mặt trận, các địa bàn, từng trận chiến đấu, mỗi chiến dịch, kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao, binh vận và quân sự để đánh thắng hai đế quốc to giành lại độc lập, tự do về cho đất nước. Hòa bình lập lại, cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng giữa hai lực lượng tiếp tục được phát huy và thúc đẩy lên tầm cao mới.   Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã đoàn kết, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình trong nước, khu vực, thế giới, chủ động làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là lực lượng nòng cốt, trực tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối đó. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương bảo đảm an ninh, trật tự trên các địa bàn, tiến công triệt phá các tổ chức phản động, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thiếu tướng, PGS.TS Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng tham luận với chủ đề “Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đoàn kết hiệp đồng chiếu đấu trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Đồng chí nhấn mạnh, thực tiễn trong chiến tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và Bác Hồ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã phát huy thế mạnh của từng lực lượng, phối hợp hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ trên tất cả các mặt trận, các địa bàn, từng trận chiến đấu, mỗi chiến dịch, kết hợp đấu tranh chính trị, ngoại giao, binh vận và quân sự để đánh thắng hai đế quốc to giành lại độc lập, tự do về cho đất nước. Hòa bình lập lại, cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, hiệp đồng giữa hai lực lượng tiếp tục được phát huy và thúc đẩy lên tầm cao mới. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã đoàn kết, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình trong nước, khu vực, thế giới, chủ động làm tốt công tác tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là lực lượng nòng cốt, trực tiếp triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối đó. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương bảo đảm an ninh, trật tự trên các địa bàn, tiến công triệt phá các tổ chức phản động, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

 

 

 

Kim Anh - Tất Đạt
Tìm kiếm
Tin tức - Sự kiện
Liên kết website